Sự Kiện
GIỚI THIỆU LỄ VU LAN - NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Cứ mỗi dịp tháng Bảy âm lịch (hay còn được gọi là mùa Vu-lan Báo hiếu), các chùa trên địa bàn tỉnh nhà lại chào đón rất đông quý bà con Phật tử và người dân địa phương đến dâng hương, thể hiện lòng tôn kính đối với đức Phật và cũng là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của Ông, Bà, Cha, Mẹ, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc Tổ tiên, các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh vì độc lập chủ quyền, tự do của dân tộc. Những điều đó, nó đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh, văn hóa Phật giáo của người con nước Việt.
05/08/2023Ảnh: Nhóm Mầm Xanh Phật Pháp tham dự lễ Vu lan - Báo hiếu chùa Phước Linh. |
Cứ mỗi dịp tháng Bảy âm lịch (hay còn được gọi là mùa Vu-lan Báo hiếu), các chùa trên địa bàn tỉnh nhà lại chào đón rất đông quý bà con Phật tử và người dân địa phương đến dâng hương, thể hiện lòng tôn kính đối với đức Phật và cũng là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của Ông, Bà, Cha, Mẹ, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc Tổ tiên, các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh vì độc lập chủ quyền, tự do của dân tộc. Những điều đó, nó đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh, văn hóa Phật giáo của người con nước Việt.
Như thường lệ, mỗi khi mùa Vu lan – Báo hiếu trở về, Chùa Phước Linh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đều trọng thể tổ chức lễ hội, nhằm gợi lại truyền thống ‘uống nước nhớ nguồn’ quý báu tốt đẹp mà bao đời nay đã được lưu truyền. Hơn nữa, nó còn là nhịp cầu nối các Phật tử lân cận Chùa cùng hội tụ về, tạo thêm sức mạnh của sự đoàn kết tình làng nghĩa xóm, cùng nhau hồi ức về công ơn sanh dưỡng, thông qua các nghi thức ấn tượng nhất trong dịp lễ Vu lan là “Bông Hồng Cài Áo”. Trong không khí trang nghiêm đầm ấm, mỗi người được cài lên ngực áo một bông hồng đỏ thắm. Nghi thức tuy giản đơn, nhưng luôn để lại nhiều cảm xúc trong lòng mỗi người. Đồng thời, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, chuyển hóa nghiệp duyên, cha mẹ quá vãng được siêu sanh cõi lành.
Ảnh: Múa dâng hoa trong đại lễ Vu lan - Báo hiếu. |
1. Khái niệm ‘Vu Lan’
Chữ Vu Lan được phiên âm từ tiếng Sanscrit là Ullambana, Hán dịch: “Giải Đảo Huyền” nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược, gỡ cho họ khỏi gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, khỏi khổ đau ách nạn. Triết lí sâu xa Giải Đảo Huyền còn có thể hiểu là giải thoát khỏi tất cả những mối phiền não, những dây luyến ái đã từng trói buộc cái tâm đi luân hồi, giải thoát khỏi sự trói buộc của tâm tham lam, sân hận, si mê và chấp thủ.
Chữ Vu Lan được phiên âm từ tiếng Sanscrit là Ullambana, Hán dịch: “Giải Đảo Huyền” nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược, gỡ cho họ khỏi gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, khỏi khổ đau ách nạn. Triết lí sâu xa Giải Đảo Huyền còn có thể hiểu là giải thoát khỏi tất cả những mối phiền não, những dây luyến ái đã từng trói buộc cái tâm đi luân hồi, giải thoát khỏi sự trói buộc của tâm tham lam, sân hận, si mê và chấp thủ.
2. Nguyên nhân và xuất xứ Phật thuyết Vu-lan-bồn
Lễ hội Vu-lan được bắt nguồn từ điển tích lòng hiếu thảo của Tôn giả Mục-kiền-liên, được nhắc đến trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân. Ngài được xem là thần thông đệ nhất trong hàng Thập đại đệ tử của Phật.
Lễ hội Vu-lan được bắt nguồn từ điển tích lòng hiếu thảo của Tôn giả Mục-kiền-liên, được nhắc đến trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân. Ngài được xem là thần thông đệ nhất trong hàng Thập đại đệ tử của Phật.
Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài Mục-kiền-liên liền nhớ đến thân mẫu của mình, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống cõi khổ và thấy mẹ bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A-tỳ.
Thấy mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, Mục-liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng bát cơm. Nhưng ác nghiệt thay, những hạt cơm vừa tới miệng liền hóa thành lửa không thể dùng được. Không còn cách nào khác, Mục-liên trở về bạch cùng Ðức Phật xin được chỉ dạy phương cách cứu vãn.
Phật cho Mục-liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài quỷ đói. Phật nói, một mình Mục-liên thì vô phương cứu được, phải nhờ đến uy đức của chúng Tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý chú nguyện.
Phật lại dạy Mục-liên sắm sanh lễ vật đủ đầy, hương dầu đèn nến, giường chõng, chiếu gối, chăn màn quần áo, chậu rửa mặt,... dâng cúng chư tăng nhân kỳ Tự Tứ vào đúng dịp Rằm tháng bảy. Trước khi thọ thực, chư vị Thánh tăng sẽ nhất tâm chú nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được nương nhờ Tam Bảo lực mà siêu thoát. Mục-liên làm đúng như lời Phật dạy, quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sinh về cảnh giới an lành. Nhân đó, Phật cũng dạy rằng tất cả mọi người, ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-lan Bồn pháp). Lễ hội Vu-lan cũng bắt nguồn từ đó.
3. Tinh thần Hiếu đạo của người con nước Việt
Hệ thống giáo lý của đạo Phật, luôn đề cao vai trò của chữ ‘Hiếu’ trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, dù tại đâu hay bất cứ nơi nào thì chữ hiếu cũng luôn đặt lên hàng đầu, nó được thể hiện thông qua các câu ca dao rất đỗi quen thuộc mà hầu như ai cũng nằm lòng: “Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Những lời dạy này vẫn được bao thế hệ người Việt truyền tụng, nó được xem như là bài học đạo đức đề cao về chữ hiếu, là cốt lõi để răn dạy con, cháu nên người.
Hệ thống giáo lý của đạo Phật, luôn đề cao vai trò của chữ ‘Hiếu’ trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, dù tại đâu hay bất cứ nơi nào thì chữ hiếu cũng luôn đặt lên hàng đầu, nó được thể hiện thông qua các câu ca dao rất đỗi quen thuộc mà hầu như ai cũng nằm lòng: “Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Những lời dạy này vẫn được bao thế hệ người Việt truyền tụng, nó được xem như là bài học đạo đức đề cao về chữ hiếu, là cốt lõi để răn dạy con, cháu nên người.
Vu-lan là lễ Báo hiếu, một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng bảy ‘Xá tội vong nhân’ của phong tục Á Đông. Đây được xem là nét đẹp thể hiện tính nhân văn cao cả của đạo Phật.
Theo tín ngưỡng dân gian cho rằng, Rằm tháng bảy là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho tội nhân đang bị giam cầm, nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Song, các quan điểm này dần dần có nhiều hình thức biến tướng, dẫn đến tình trạng mê tính dị đoan, nhiều người vì không hiểu hết ý nghĩa của việc ‘xá tội vong nhân’ trong Rằm tháng bảy nên cho rằng, đây là tháng xui xẻo nhất trong một năm. Vì vậy, họ thường tránh mua xe, làm nhà, cưới gả… mà tổ chức các lễ cúng tế, mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ… xem việc đó như là thỏa mãn nhu cầu cho các ‘cô hồn’ để họ phù hộ, làm ăn phát tài. Quan niệm sai lầm đó, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của mùa Vu lan, mùa hiếu hạnh, mùa khơi dậy tinh thần báo đáp thâm ân của Cha, Mẹ.
Đối với chúng ta khi nhớ về Cha, Mẹ, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có những phút giây sao nhãng, lãng quên. Mùa báo hiếu tháng bảy Âm lịch là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, đồng thời, gửi gắm tình cảm và hành động thiết thực tới những số phận nghèo khó, không may mắn xung quanh mình thông qua việc làm ‘lá lành đùm lá rách’, phụng sự nhân sanh, tốt đời đẹp đạo.
Ta hành động để thấy lòng nhẹ nhõm, vui vẻ và thanh thản, hành động để thấu được triết lí giản đơn mà sâu xa của Phật giáo ấy là "Từ, bi, hỷ, xả" hay "vô ngã, vị tha", cũng là tiếp bước dòng chủ lưu của đạo lý dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây". Được như vậy mới xem là hiểu và hành đúng lời Phật dạy.
4. Văn hóa ‘Ẩm Thủy Tư Nguyên’
Là người công dân nước Việt nói chung và người con Phật nói riêng, nhắc đến Vu Lan không ai không nhớ đến mùa Báo hiếu cho Cha Mẹ. Bởi họ biết rằng;
Là người công dân nước Việt nói chung và người con Phật nói riêng, nhắc đến Vu Lan không ai không nhớ đến mùa Báo hiếu cho Cha Mẹ. Bởi họ biết rằng;
“Cây có cội mới trổ cành xanh lá
Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông
Phàm làm người ai cũng có Tổ tông
Như cây có cội như sông có nguồn”.
Thật vậy, không một ai có mặt trên cuộc đời mà không do Cha Mẹ sinh ra. Từ khi con mới vừa tượng hình, mẹ đã dành trọn tình thương yêu mến nhất cho con, mẹ phải chịu biết bao gian lao vất vả đi đứng khó khăn, ngồi nằm khổ nhọc và nhất là phải chọn lựa từng miếng ăn để con đủ dưỡng chất khi chào đời được mạnh khỏe.
“Hình hài con khi còn là huyết tụ,
Lớn lên dần qua tình mẹ bao dung”.
Với chín tháng cưu mang, ba năm bồng ẵm, trăm đắng ngàn cay mẹ cam chịu trong lòng. Dòng sữa mẹ là tinh chất thiêng liêng, là chất liệu tình thương ngọt ngào nuôi dưỡng cuộc đời con khôn lớn.
Ta là con của cha, của mẹ, dù có thành đạt trên đỉnh cao của danh lợi thì mình cũng vẫn mãi là con, nên tất cả chúng ta những người con tất bật trong cuộc sống, chạy ngược chạy xuôi, lo tìm kiếm cái ăn, cái mặc, thì cũng phải dành một ngày để nhớ về công ơn trời bể của họ. Biết trân quý sự có mặt của cha mẹ, có bao giờ mình tự hỏi, ví như ngày nào đó Cha Mẹ không còn hiện hữu trên cõi đời này nữa thì sao? Nỗi đau đớn đó sẽ như thế nào? Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất Cha, Mẹ, nên mình cần phải trân quý khi còn có người thân, sự có mặt của họ là hạnh phúc gì bằng.
Tinh thần của Phật tử tại địa phương trong mùa Vu Lan báo hiếu được thể hiện qua những hình thức hội tụ về chùa dưới bóng mát uy nghiêm, cùng chư Tôn Đức thực hiện nghi thức lễ Tri ân, nhắc lại ý nghĩa và tinh thần hiếu đạo được thể hiện qua những hành động thiết thực như: “Lễ rửa chân”, “Lễ cài hoa hồng”, tổ chức các cuộc thi “Nguyện làm con thảo” trong chương trình “Vu Lan – Văn Hóa Tình Người”. Truyền thống hiếu đạo là nền tảng đạo đức của tất cả các giá trị nhân văn và là nền tảng để xây dựng một xã hội phồn vinh thịnh vượng, thiếu vắng đạo hiếu tất cả các giá trị đạo đức trở nên vô nghĩa. Đạo Phật trong ngày Vu lan Báo hiếu với tinh thần đạo hiếu thông qua con đường văn hóa nghệ thuật.
Nói tóm lại, đối với tất cả quý Phật tử bà con tại địa phương, cuộc sống tuy giản đơn nhưng nghĩa tình thật ấm áp, nhất là giữ trọn nét văn hóa đạo đức tâm linh, văn hóa hiếu đạo, đối nhân xử thế hết mực đáng yêu. Vì nơi họ, tồn tại một thứ gì đó thật sự mang đậm nét thật thà chất phác khó có thể lột tả hết được những đức tính cao thượng ấy. Thêm vào đấy, được sự thừa hưởng về phẩm chất đạo đức từ Cha Ông, từ những tấm gương của chư vị Tiền bối. Đồng thời, hiểu được những đạo lí sâu xa qua lời Phật dạy: “Thiện cùng cực không gì hơn hiếu, ác cùng cực không gì hơn bất hiếu”.
Qua đó, thấy được tinh thần Vu lan mùa Hiếu hạnh của đạo Phật là vô cùng cao cả. Nếu loài người trong tim không có hiếu hạnh thì xã hội loài người sẽ hết sức đau khổ, gia đình không có những người con có hiếu thì những gia đình đó sẽ không bao giờ có hạnh phúc, xã hội thiếu những người con hiếu thảo thì xã hội đó sẽ mất trật tự, an ninh, … Chừng đó đủ thấy được tầm quan trọng của việc hiếu nghĩa như thế nào. Cho nên, mỗi độ thu sang tháng bảy về, là để nhắc nhở cho tất cả những người con khắp nơi trên mọi miền đất nước, đều phải biết tri ân và báo ân những người ông bà, cha mẹ hiện tiền cũng như đã quá vãng, những oan hồn không nơi nương tựa. Dù tháng bảy có đến với chúng ta hay không, thì hạnh hiếu phải luôn có mặt trong tim của mỗi người. Đó chính là tinh thần Vu Lan mùa Báo hiếu Phật muốn nhắc nhở cho tất cả nhân loại.
Soạn: Trí Huệ
P/s: Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ tại buổi Đại lễ Vu lan Báo hiếu chùa Phước Linh./.
P/s: Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ tại buổi Đại lễ Vu lan Báo hiếu chùa Phước Linh./.
Ảnh: Paner, đêm văn nghệ mừng đại lễ Vu lan - Báo hiếu. |
Ảnh: Chư Tôn đức Tăng thực hiện nghi thức cúng Quá đường. |
Ảnh: Cài hoa hồng cúng dường chư Tôn đức. |
Ảnh: Lễ rửa chân Cha Mẹ trong ngày hội Vu Lan. |
Ảnh: Văn nghệ mừng Vu Lan. |
Ảnh: Đội múa dâng hoa Mầm Xanh Phật Pháp. |
Ảnh: Nhóm Mầm Xanh Phật Pháp chụp ảnh lưu niệm. |
Ảnh: Ban thư ký của đại lễ. |
Các tin khác
-
» GIÁ TRỊ QUÝ BÁU NƠI MỖI NGÔI CHÙA (04/11)
-
» DECOR TRANG TRÍ TẾT (30/10)
-
» PHÁP HỘI DƯỢC SƯ CẦU AN (29/10)
-
» BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC (27/10)
-
» NỒI BÁNH TÉT NGÀY TẾT (22/10)
-
» LỜI THẦY CON VẪN NHỚ!!! (26/04)
-
» HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ ĐẦU XUÂN QUÝ MÃO (2023) TỈNH ĐỒNG THÁP (21/02)
-
» PHÓNG SANH ĐẦU NĂM (17/02)
-
» ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU (10/08)
-
» KHÓA TU "TỪ TÂM LAN TỎA" (05/07)