Sự Kiện

CÁC BƯỚC SOẠN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Sau thời gian học tập, nhằm xác định mức độ hiểu biết kiến thức bộ môn Phật học căn bản của từng học viên. Do đó, người hướng dẫn xin đề xuất, trước khi kết thúc buổi, khoá hoặc học phần thì mỗi học viên sẽ có bài kiểm tra (miệng, trắc nghiệm hoặc tự luận) để đánh giá năng lực và chất lượng học tập. Thông qua bài kiểm tra, người hướng dẫn sẽ kịp thời nắm bắt và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng, để lớp học đạt được hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra.

04/07/2025
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC - PHẬT HỌC CĂN BẢN
----- o0o -----



Ảnh: ĐĐ. Thích Trí Huệ đứng lớp dạy học.

1. Mô tả môn học

Trong suốt 49 năm hoằng pháp, đức Phật không ngoài mục đích chỉ ra con đường, biện pháp để chúng sinh đạt được mục tiêu tối hậu là giác ngộ, giải thoát. Những bài pháp Ngài giảng dạy tùy theo căn cơ và trình độ của mỗi người khác nhau, trong đạo Phật gọi là “khế lý và khế cơ”. 

Những bài giảng của Ngài sau này đã được chúng đệ ghi chép và sắp xếp hệ thống thành tam tạng Thánh điển (kinh, luật, luận) trong Phật giáo.

Phật học căn bản là một hệ thống giáo lý quan trọng do chính kim khẩu của Đức Phật nói ra, và đặc biệt là ghi chép bàng bạc trong các Kinh thuộc cả hai trường phái Nam truyền và Bắc truyền.

Đặc biệt, những bài pháp này được chư vị Tổ sư biên soạn lại thành bộ, tập, quyển theo từng chuyên đề Phật học để tiện cho hàng hậu học dễ tiếp cận và tìm hiểu.

Nội dung toàn bộ hệ thống giáo lý, nhằm chỉ ra cho chúng sanh thấy được sự hình thành của vũ trụ nhân sanh và các phương pháp ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống nhằm vượt qua được nỗi khổ niềm đau, sống an vui trong thực tại và thoát ly luân hồi sanh tử.

Do đó, có thể nói học Phật theo chương trình nó đòi hỏi một sự năng động, sáng tạo và kiên trì của người học, nhất là sự nỗ lực vận dụng Chánh tri kiến và Chánh tư duy, theo dõi các chủ đề Phật học trong cuộc sống thực tiễn. Sự theo dõi một cách kiên trì và liên tục đó sẽ tạo ra một nền nếp đạo đức luân lý Phật giáo ngay trong tự thân của mỗi học viên. Chúng ta có thể nói quá trình học tập như thể là quá trình tu tập, tôi luyện đạo đức và trí tuệ hướng vào đời sống hiện thực của người Phật tử.



Ảnh: ĐĐ. Thích Trí Huệ thuyết giảng.

Và cuối cùng, niềm mong ước của chúng tôi là các Phật tử sẽ cố gắng tham dự lớp "Phật học căn bản" để trưởng dưõng đạo tâm và ngày càng tiến sâu vào đời sống của sinh thức - tuệ giác. Ðức Phật dạy rằng chỉ có “Trí tuệ là sự nghiệp”. Và chúng ta cũng biết rằng, trí tuệ chân chính chỉ được phát sinh trong quá trình vận dụng Chánh kiến và Chánh tư duy của mỗi con người./.



Ảnh: Minh hoạ.

2. Mục tiêu môn học

Về kiến thức:
  • Nắm vững được những kiến thức thuộc chuyên ngành Phật học.
  • Lý giải được cấu tạo nhân sinh và nguyên nhân hình thành vũ trụ vạn hữu.
  • Dễ dàng tiếp cận khi tham khảo, nghiên cứu các hệ thống dữ liệu và hiểu được các bản kinh văn từ Phật giáo Nguyên thuỷ đến Phát triển.
  • Hiểu khi nghe giảng các chuyên đề về Phật tại các giảng đường.
  • Có thể tham dự hội thi giáo lý do BTS Phật giáo các cấp tổ chức.
  • Nhận dạng được đâu là lời Phật dạy và nhiều vấn đề khác liên quan đến Phật giáo.
  •  
    Về kỹ năng:
  • Xử lí được các tình huống bất như ý trong công việc.
  • Nắm được phương pháp giúp vượt qua những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.
  • Thực hành lời Phật dạy hướng đến lý tưởng cao thượng tu tập giác ngộ giải thoát.
  •  
    Về thái độ:
  • Cung kính và tôn trọng ba ngôi quý báu Phật, pháp, tăng.




  • Ảnh: Minh hoạ.

  • 3. Nội dung môn học
  • Tóm tắt nội dung môn học
  •  
    NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO
Bài 01: Đạo Phật (1 tiết)
Bài 02: Đôi điều Phật tử cần biết (1 tiết)
Bài 03: Cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni (2 tiết)

  • GIÁO LÝ
Bài 04: Bốn chân lý (3 tiết)
Bài 05: Tám phần thánh đạo (2 tiết)
Bài 06: Tứ niệm xứ (2 tiết)
Bài 07: Ngũ uẩn (1 tiết)
Bài 08: Mười hai nhân duyên (2 tiết)
Bàu 09: Nhân quả (1 tiết)
Bài 10: Nghiệp báo (2 tiết)
Bài 11: Luân hồi (1 tiết)
Bài 12: Tam vô lậu học (1 tiết)
Bài 13: Tam huệ học (1 tiết)
Bài 14: Tam pháp ấn (1 tiết)
Bài 15: Lục độ (1 tiết)

  • Nội dung chi tiết môn học: (phát kèm tài liệu trong từng buổi học)




  • Ảnh: Minh hoạ.

  • 4. Phương pháp đánh giá

Sau thời gian học tập, nhằm xác định mức độ hiểu biết kiến thức bộ môn Phật học căn bản của từng học viên. Do đó, người hướng dẫn xin đề xuất, trước khi kết thúc buổi, khoá hoặc học phần thì mỗi học viên sẽ có bài kiểm tra (miệng, trắc nghiệm hoặc tự luận) để đánh giá năng lực và chất lượng học tập.

Thông qua bài kiểm tra, người hướng dẫn sẽ kịp thời nắm bắt và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng, để lớp học đạt được hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra.



Ảnh: Minh hoạ.

5. Tài liệu tham khảo

  • 1. Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, Thành hội PG TP HCM, TP Hồ Chí Minh, 1990.
  • 2. Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Viện Nghiên cứu Phật học VN, TP Hồ Chí Minh, 1990.
  • 3. Narada, Phạm Kim Khánh (dịch), Ðức Phật và Phật pháp, Thành hội PG TP HCM, TP Hồ Chí Minh, 1994.
  • 4. Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Thành hội PG TP HCM, TP Hồ Chí Minh, 1995.
  • 5. W.Schumann, Trần Phương Lan (dịch), Ðức Phật lịch sử, Viện Nghiên cứu Phật học VN, TP Hồ Chí Minh, 1997.

Thông báo

Video