XÁ LỢI PHẬT VIỆN BẢO TÀNG QUỐC GIA NEW DELHI - ẤN ĐỘ
XÁ LỢI PHẬT TRONG VIỆN BẢO TÀNG QUỐC GIA NEW DELHI - ẤN ĐỘ
Viện bảo tàng Quốc gia New Delhi hiện trưng bày 200.000 hiện vật Ấn Độ và ngoại quốc, trải dài 5.000 năm di sản văn hoá Ấn Độ. Các bộ sưu tập trong viện bảo tàng gồm Phật Giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ-na-giáo, rất đa dạng và phong phú gồm các cổ vật được khai quật trên toàn nước Ấn Độ cũng như các đồ vật tạo tác bởi các nghệ nhân.
Đối với cộng đồng thế giới chiêm bái Phật Tích thì khu vực quan trọng nhất của Viện bảo tàng Quốc gia New Delhi là phòng trưng bày Xá Lợi thật của Đức Phật được khai quật tại làng Piprahwa, huyện Sidharth Nagar, tiểu bang Uttar Pradesh. Nó không chỉ là quốc bảo mà còn là một bảo vật quý giá của nhân loại, được các phái đoàn quốc tế đến chiêm bái, thiền hành, niệm Phật hoặc tĩnh tâm.
Lối dẫn vào nơi Xá Lợi Phật là phòng trưng bày các hiện vật thời đại Kushan (thế kỷ I - III) với hai trường phái nghệ thuật chính yếu là phái Gandhara và phái Mathura.
Các hiện vật đặc biệt của Phật giáo được làm bằng nhiều chất liệu đồng, đá, vừa trang trí, điêu khắc gỗ, tranh cuộn và Thanka có xuất xứ từ Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, Trung Á, Miến Điện và Campuchia, thể hiện ba trường phái Phật giáo Nguyên thuỷ, Đại thừa và Kim cang thừa. ST