Sự Kiện
TẢN VĂN MÙA PHẬT ĐẢN
Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) chính thức có mặt trên quả địa cầu này vào ngày rằm trăng tròn tháng Vesak (The full moon of Vesak Day) năm 624 T.TL, tại vườn Lâm-tỳ-ni (lumbini) nước Ấn Độ (nay là Nepal) là con trai của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Maya (Mayadeva), thuộc kinh thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu).
12/05/2023Khi tiết trời giao mùa từ Xuân sang Hạ, những đám mây đen lũ lượt kéo về, cơn mưa bắt đầu rơi lả tả. Cảnh tượng thiên nhiên này, nhằm báo hiệu cho chúng ta dù bất cứ nơi đâu, là tín đồ hay không phải tín đồ của Phật giáo cũng cảm thấy nao nao khi mùa Phật Đản một lần nữa lại trở về.
Quay ngược thời gian, lật từng trang sử Phật, vào thế kỷ VI T.CN (trước Công nguyên) là giai đoạn lịch sử khá nổi bật và đầy ý nghĩa. Vì đây là thời điểm mà các bậc triết gia, tôn giáo gia xuất hiện, trong đó có giáo chủ của chúng ta là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha). Sự ra đời này đã tạo ra bước chuyển mình vô cùng to lớn trong bối cảnh xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Đức Phật được xem là một nhà cải cách nhiều phương diện về xã hội, tôn giáo, giáo dục... Từ đó, đối với những tín đồ Phật giáo nói riêng và cả nhân loại nói chung đều phải ngả mũ thán phục và mang ơn Ngài.
Ảnh: Lâm-tỳ-ni, nơi Thái tử Tất-đạt-đa chào đời. |
Hôm nay đây, nhân kỷ niệm Khánh Đản đấng Từ Phụ. Chúng ta có dịp ôn lại những sự kiện lịch sử trọng đại này một cách khái yếu.
Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) chính thức có mặt trên quả địa cầu này vào ngày rằm trăng tròn tháng Vesak (The full moon of Vesak Day) năm 624 T.TL, tại vườn Lâm-tỳ-ni (lumbini) nước Ấn Độ (nay là Nepal) là con trai của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Maya (Mayadeva), thuộc kinh thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu).
Năm 19 tuổi lập gia đình với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), sanh được một hoàng nam tên là La-hầu-la (Rahula).
Vào một hôm, Ngài dạo quanh bốn cửa thành, chứng kiến được bốn cảnh tượng ở đời:
- Một người già (an old man)
- Một người bệnh (a sick man)
- Một người chết (a death man)
- Một vị Sa-môn với tướng đi thanh thoát (a recluse).
Sau khi trở về Ngài trăn trở về những điều đã được chứng kiến tận mắt và có ý định ra đi tìm con đường giải thoát cho mình và đồng thời giúp nhân loại thoát khổ. Nên Ngài đặt ra bốn điều kiện cho vua cha:
- Làm sao cho con trẻ mãi không già,
- Làm sao cho con mạnh hoài không đau,
- Làm sao cho con sống hoài không chết,
- Làm sao cho chúng sanh hết khổ.
Những điều kiện được nêu trên làm cho vua cha cảm thấy vô cùng bối rối và không thể giải quyết được điều nào trong bốn.
Đến 29 tuổi, Ngài đã từ bỏ tất cả vượt thành tìm cầu chân lí, đầu tiên Thái Tử tìm gặp hai vị đạo sĩ là: Alara kalama và Uddaka Ramaputta học pháp nơi hai vị này.
Ngài đã nỗ lực thực hành theo sự hướng dẫn của hai vị thầy và đạt được các tầng thiền cao nhất, nhưng Thái tử nhận thấy pháp này vẫn chưa phải là con đường đưa đến sự giải thoát tối hậu nên Ngài đã từ giã hai vị mà ra đi.
Tiếp theo, Ngài đến gặp năm người bạn đồng tu khổ hạnh kéo dài sáu năm chỉ còn da bọc xương suýt mất mạng, nhờ bát cháo sữa của nàng Sujata đã cứu sống Ngài. Từ đó, Ngài đã nhận ra được phải lánh xa hai cực đoan là thọ hưởng dục lạc và khổ hạnh ép xác, chỉ có con đường Trung Đạo (middle path) mới có thể dẫn con người đến giải thoát.
Sau đó, Ngài đến toạ thiền dưới cội cây Bồ-đề (Bodhi Gaya) suốt bốn mươi chín ngày đêm, Ngài đã nhận ra (enlightenment) được triết lí của nhân sanh và vũ trụ ở độ tuổi 35. Mọi thứ đều tồn tại trong mối tương quan, tương duyên chằng chịch lẫn nhau (pratityasamutpada) theo mẫu thức:
"Do cái này có, nên cái kia có
Do cái này không, nên cái kia không
Do cái này sanh, nên cái kia sanh
Do cái này diệt, nên cái kia diệt."
Từ đó, Ngài được nhân loại tôn vinh với danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha).
Sau khi giác ngộ, Ngài đã trở về Sarnath tìm giúp đỡ năm người bạn đồng tu để chia sẻ chân lí, với bốn sự thật mầu nhiệm (cattari ariya saccani) Ngài đã chỉ rõ về khổ (suffering/ dukkha), nguyên nhân của khổ đau (the cause of suffering/ samudaya), chấm dứt khổ (the end of suffering/ norhodha) và chỉ ra con đường (magga) thoát li ra khỏi mọi khổ đau của cuộc đời là chân lí Bát Chánh Đạo (Noble eightfold path). Sau khi nghe Phật trình bày về bốn sự thật mầu nhiệm xong, năm người bạn cũng tỏ bừng chân lí và xin nhận đức Phật làm thầy, từ đó Tam Bảo (Triple Gem) cũng được bắt đầu hình thành.
Sau đó, đức Phật đã tiếp tục hoằng Pháp ròng rã suốt 45 năm khắp miền Bắc của Ấn Độ.
Đến năm 544 T.TL ở độ tuổi 80 Ngài đã qua đời tại Kusinara, kể từ đó cuộc đời Ngài chính thức được khép lại, nhưng hành trạng Ngài vẫn được lưu danh muôn thuở, nhà nhà người người ai cũng biết đến và nhất là tên tuổi Ngài càng trở nên bất diệt trong tâm trí mỗi người ở mỗi thế hệ. Kể từ đó, Phật pháp dần dần mỗi ngày một lan rộng và lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Thông qua đó cho ta được thấy cả cuộc đời Ngài như một bức tranh hoàn hảo, toàn diện. Là tín đồ Phật giáo, vào những dịp này ta nên thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người con Phật là phải noi gương và hành theo hạnh cao quý của Ngài, đó là một hình thức khác của sự đền ơn Phật và làm cho Phật giáo ngày một sương minh.
Một lần nữa Phật Lịch 2562 lại trở về khắp năm châu. Mỗi người hãy tự lập chí nguyện cho mình gắng kiên cố đạo tâm, xây dựng đời sống trên nên tảng của đạo đức, sống biết san sẻ yêu thương và nhất là phải thực hành theo chân lí Ngài đã dạy, để có được sự vững chảy và thảnh thơi (nibbana) ngay trong đời sống này.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa!
-Trí Huệ-
"Do cái này có, nên cái kia có
Do cái này không, nên cái kia không
Do cái này sanh, nên cái kia sanh
Do cái này diệt, nên cái kia diệt."
Từ đó, Ngài được nhân loại tôn vinh với danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha).
Sau khi giác ngộ, Ngài đã trở về Sarnath tìm giúp đỡ năm người bạn đồng tu để chia sẻ chân lí, với bốn sự thật mầu nhiệm (cattari ariya saccani) Ngài đã chỉ rõ về khổ (suffering/ dukkha), nguyên nhân của khổ đau (the cause of suffering/ samudaya), chấm dứt khổ (the end of suffering/ norhodha) và chỉ ra con đường (magga) thoát li ra khỏi mọi khổ đau của cuộc đời là chân lí Bát Chánh Đạo (Noble eightfold path). Sau khi nghe Phật trình bày về bốn sự thật mầu nhiệm xong, năm người bạn cũng tỏ bừng chân lí và xin nhận đức Phật làm thầy, từ đó Tam Bảo (Triple Gem) cũng được bắt đầu hình thành.
Sau đó, đức Phật đã tiếp tục hoằng Pháp ròng rã suốt 45 năm khắp miền Bắc của Ấn Độ.
Đến năm 544 T.TL ở độ tuổi 80 Ngài đã qua đời tại Kusinara, kể từ đó cuộc đời Ngài chính thức được khép lại, nhưng hành trạng Ngài vẫn được lưu danh muôn thuở, nhà nhà người người ai cũng biết đến và nhất là tên tuổi Ngài càng trở nên bất diệt trong tâm trí mỗi người ở mỗi thế hệ. Kể từ đó, Phật pháp dần dần mỗi ngày một lan rộng và lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Thông qua đó cho ta được thấy cả cuộc đời Ngài như một bức tranh hoàn hảo, toàn diện. Là tín đồ Phật giáo, vào những dịp này ta nên thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người con Phật là phải noi gương và hành theo hạnh cao quý của Ngài, đó là một hình thức khác của sự đền ơn Phật và làm cho Phật giáo ngày một sương minh.
Một lần nữa Phật Lịch 2562 lại trở về khắp năm châu. Mỗi người hãy tự lập chí nguyện cho mình gắng kiên cố đạo tâm, xây dựng đời sống trên nên tảng của đạo đức, sống biết san sẻ yêu thương và nhất là phải thực hành theo chân lí Ngài đã dạy, để có được sự vững chảy và thảnh thơi (nibbana) ngay trong đời sống này.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa!
-Trí Huệ-
Các tin khác
-
» GIÁ TRỊ QUÝ BÁU NƠI MỖI NGÔI CHÙA (04/11)
-
» DECOR TRANG TRÍ TẾT (30/10)
-
» PHÁP HỘI DƯỢC SƯ CẦU AN (29/10)
-
» BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC (27/10)
-
» NỒI BÁNH TÉT NGÀY TẾT (22/10)
-
» LỜI THẦY CON VẪN NHỚ!!! (26/04)
-
» HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ ĐẦU XUÂN QUÝ MÃO (2023) TỈNH ĐỒNG THÁP (21/02)
-
» PHÓNG SANH ĐẦU NĂM (17/02)
-
» ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU (10/08)
-
» KHÓA TU "TỪ TÂM LAN TỎA" (05/07)