Sự Kiện
BA TRỤ CỘT ĐẠO ĐỨC HƯỚNG THƯỢNG
“Đạo đức học trong triết học là môn học nhằm đánh giá hành động; từ đó nhận rõ con đường người ta phải theo để loại trừ những sai lầm, khổ đau, tiến đến hạnh phúc tối hậu. Trong ý nghĩa tổng quát và căn bản này, toàn bộ kinh sách Phật giáo dù vô cùng phong phú, chi li, khúc chiết vẫn được xem là thuộc pháp môn để thực hành, để tu tập, tiến đến giải thoát, hạnh phúc miên trường, cứu cánh Niết bàn; và như thế, Phật học rốt lại chính là Đạo đức học. Đó là ý nghĩa thực tiễn nhất của giáo lý Phật giáo vậy”.
19/04/2023Trong thời buổi hiện nay, đạo đức xã hội (social ethics) có phần được cải thiện theo chiều hướng tích cực, vì các trang mạng xã hội phát triển, điện thoại thông minh (smartphone), mạng internet đều phủ sóng toàn cầu, nhiều người có điều kiện thuận tiện theo dõi thông tin, học hỏi nghiên cứu Phật Pháp (Buddhist studies) mọi lúc mọi nơi, nên phần nào cũng đã nhận ra được đâu là lẽ sống chân thật, đâu là giá trị đạo đức con người, bớt đi những thói hư, tật xấu. Tuy nhiên, với xã hội đa dạng khác nhau, thì đâu đó vẫn còn tiềm ẩn một vài thành phần chưa được hoàn hảo.
Ảnh: Trí Huệ. |
Người viết tự cảm thấy rất được diễm phúc và may mắn, khi xuất gia đã được Thầy Tổ hướng dẫn đến Thiền Viện Sơn Thắng, ngôi trường Trung cấp Phật học tại tỉnh Vĩnh Long để tu học, nơi đây đã từng giáo dục (education) nhiều thế hệ Tăng, Ni trẻ (young Monks, Nuns) đầy đủ nhân cách đạo đức và kiến thức Phật học, góp phần trang nghiêm, phụng sự giáo hội, nhập thế giúp đời, thông qua sự nhiệt tâm trao truyền tri thức, kinh nghiệm tu học không biết mệt mỏi của chư vị Giáo Thọ, cộng với sự tận tâm lo về mọi mặt của Ban Giám Hiệu, Giám Thị và Ban Bảo Trợ của trường. Trong đó, chúng con không sao quên được ân đức sâu dày của cố Hòa Thượng hiệu trưởng, thượng Đắc hạ Pháp, người có công sáng lập trường Trung cấp Phật học Vĩnh Long, với bao tâm huyết, nghị lực và hoài bão đào tạo đội ngũ kế thừa đống lương Phật Pháp. Nên, Ngài chẳng ngại gian nan, chẳng nề khó nhọc mà kiến tạo. Đến nay, trường đã được trải qua 30 năm kể từ ngày thành lập, đó là một cột mốc, điểm nhấn quan trọng nhằm đánh dấu từng bước phát triển và tồn tại, mặc dù trải qua không ít những khó khăn thăng trằm biến cố, nhưng ngôi trường vẫn sừng sững hiên ngang không lay động trước phong ba bão táp của cuộc đời.
Trường là nơi rèn luyện nhiều bậc danh Tăng lỗi lạc, đầy đủ những oai nghi tế hạnh, chuẩn mực về đạo đức làm sương minh Phật Pháp. Nên, người viết đã chọn “Ba Trụ Cột Đạo Đức Hướng Thượng” làm đề tài thảo luận ngắn nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường.
Khi được tiếp xúc với bản Kinh Pháp Cú (Dhammapada Sutta) thuộc hệ thống Kinh tạng (Sutta Piṭaka) Pāli của Phật Giáo Nguyên Thủy (Therāvāda), cũng như được sự phân tích giảng dạy của chư Tôn đức từ thời Trung cấp, người viết cảm thấy tâm đắc và thích thú. Thêm vào đó, bản kinh này rất quan trọng đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và phổ biến khắp thế giới, với nội dung cô đọng, súc tích dễ ứng dụng hành trì. Trong đó, câu Kinh số 183 với nội dung nguyên bản Pāli - Anh: “Sabbapāpassa akaraṇaṃ, Kusalassa upasampadā, Sacittapariyodapanaṃ, Etaṃ buddhāna sāsanaṃ.” - “Not to do any evil, To cultivate good, To purity one’s mind (thoughts), This is the teaching of the Buddhas.” Và được cố đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu Việt dịch từ văn hệ gốc Pāli: “Không làm mọi điều ác, Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời dạy chư Phật”[1]. Được xem là trọng tâm mà người tại gia cũng như xuất gia cần phải nằm lòng.
Từ đó, người viết dựa vào bản Việt dịch này để làm nền tảng phân tích, đồng thời tạm chia ra ba trụ cột chính làm nòng cốt cho việc phát triển đạo đức hướng thượng hay đạo đức tâm linh, nhằm giúp cho hành giả được hướng đến đời sống Chân – Thiện – Mỹ.
Ở đây, người viết dùng từ ‘Đạo Đức Cao Thượng’ bởi vì Pháp (Dhāmma) này có thể đưa những ai khéo léo ứng dụng, hành trì thì đạt được đời sống an lạc, thảnh thơi, thong dong tự tại không những đời này mà cả trong những kiếp sống tiếp nối.
Khái niệm đạo đức
Khi nói đến Đạo Đức (ethics) thì trong các từ điển cũng như rất nhiều học giả (scholars) từ đông tây, kim cổ đều có những khái niệm (concepts) trên những lập cước khác nhau. Tuy nhiên ở đây, người viết chỉ xin trích dẫn một vài khái niệm căn bản được nhắc đến trong lĩnh vực Phật học (Buddhist study), chứ không liệt kê so sánh với các khái niệm từ nhiều hệ thống tư tưởng.
Trong lời nói đầu của tác phẩm Đạo đức và hạnh phúc con người của HT. Thích Minh Châu do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành và viết lời giới thiệu, có viết: “Đạo đức học trong triết học là môn học nhằm đánh giá hành động; từ đó nhận rõ con đường người ta phải theo để loại trừ những sai lầm, khổ đau, tiến đến hạnh phúc tối hậu. Trong ý nghĩa tổng quát và căn bản này, toàn bộ kinh sách Phật giáo dù vô cùng phong phú, chi li, khúc chiết vẫn được xem là thuộc pháp môn để thực hành, để tu tập, tiến đến giải thoát, hạnh phúc miên trường, cứu cánh Niết bàn; và như thế, Phật học rốt lại chính là Đạo đức học. Đó là ý nghĩa thực tiễn nhất của giáo lý Phật giáo vậy”.[2]
Theo tác phẩm Tâm Lí Đạo Đức của TT. Thích Chân Quang cũng có định nghĩa về Đạo đức như sau: “Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hoá, an vui, lợi ích”.[3]
Đó là một vài khái niệm về đạo đức Phật giáo được chư Tôn đức đề cập đến trong các sách. Giờ đây, chúng ta tuần tự đi vào phân tích, làm rõ nội dung từng vấn đề.
1. Không làm mọi điều ác
Điều ác ở đây có thể được hiểu, nếu so với quy ước của xã hội lúc đương thời thì những hành vi vi phạm pháp luật, lỗi về dân sự như: giết người, cướp đoạt tài sản, xúc phạm nhân phẩm của người khác… được xem là xấu ác, mà thuật ngữ chuyên dụng trong Phật học gọi là Bất Thiện (Akusala). Bằng ngược lại, biết làm mọi điều tốt lành (good actions), chân chính (right), đạo đức (virtuous), công đức (meritorious), lợi lạc (beneficial), hạnh phúc (happy), biết chấp hành tốt những hiến pháp của quốc gia, luôn lắng nghe những hướng dẫn chỉ đạo đúng đắng của nhà quản trị đất nước, duy trì và giữ gìn xã hội văn minh đều được gọi là Thiện (Kusala).
Điều ác ở đây có thể được hiểu, nếu so với quy ước của xã hội lúc đương thời thì những hành vi vi phạm pháp luật, lỗi về dân sự như: giết người, cướp đoạt tài sản, xúc phạm nhân phẩm của người khác… được xem là xấu ác, mà thuật ngữ chuyên dụng trong Phật học gọi là Bất Thiện (Akusala). Bằng ngược lại, biết làm mọi điều tốt lành (good actions), chân chính (right), đạo đức (virtuous), công đức (meritorious), lợi lạc (beneficial), hạnh phúc (happy), biết chấp hành tốt những hiến pháp của quốc gia, luôn lắng nghe những hướng dẫn chỉ đạo đúng đắng của nhà quản trị đất nước, duy trì và giữ gìn xã hội văn minh đều được gọi là Thiện (Kusala).
Thiện (Kusala) và Bất Thiện (Akusala) là chiếc chìa khóa, là cặp phạm trù triết học về đạo đức, vì nó chính là hệ quy chiếu để y cứ vào đó mà nhận xét, đánh giá hành vi, nhân cách của con người.
Đối với các tôn giáo khác thì Thiện và Ác nó có thể giới hạn ở mức độ không làm phương hại cho mình và cho người thì đó được xem là căn bản của Thiện. Trong Phật giáo nói riêng thì có những quan điểm hơi sâu sắc hơn, là đối với tất cả sanh linh có mạng sống thì chúng ta không được xâm hại và đoản mạng chúng, kể cả trong lời nói cũng phải cẩn trọng không gây đau khổ cho kẻ khác. Điều này, đã được minh chứng qua lời Phật dạy trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya): “Chư hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư hiền, như vậy gọi là bất thiện.”[4]
Thông qua đoạn kinh vừa trích dẫn cho ta thấy ‘không làm mọi điều ác’ tức là dù cho điều ác nhỏ, vi tế đến đâu, ngay cả trong từng ý niệm xấu khởi lên, mỗi người cũng phải biết kiềm chế, chuyển hóa không nên làm, cũng ví như chum nước nhỏ từng giọt lâu ngày nước cũng đầy tràng.
Trong Phật giáo luôn có những điều đạo đức căn bản được gọi là Giới học hay Đạo đức học Giới (Silā ethics). Bởi, giới được định nghĩa trong Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) như: “Giới là những điều không nên làm, là sự giữ gìn của mỗi người khi căn tiếp xúc với trần mà đức Phật đã chế định cho đệ tử Phật (không phạm vào) để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp về thân (hành động), về khẩu (lời nói), về ý (trong suy nghĩ).”[5] Ngoài ra, theo các Kinh khác còn định nghĩa Giới (sīla) là “phòng phi chỉ ác” (phòng ngừa điều trái quấy, dừng hẳn mọi điều ác). Thông qua các ý nghĩa về Giới nêu trên để gợi lên ‘không làm mọi điều ác’ nó thuộc về phạm vi của Giới học.
Trong các trường phái Nguyên Thủy (Therāvāda) Phát Triển (Mahāyāna) cũng đều có đề cập đến những điều đạo đức riêng biệt cho tại gia và xuất gia.
- Đạo đức tại gia: Năm điều đạo đức (pañca-sīla), Tám điều đạo đức (atthaṅga-sīla).
- Đạo đức xuất gia: Mười đạo đức Sa-di (Dasa-sīla), Sáu học giới (sikkhāpada), Đạo đức cụ túc (Bhikkhu/ Bhikkhunī pātimokkha), Đạo đức Bồ-tát (Bodhisattva Prātimokkha).
Những nguyên tắc đạo đức này nếu ai có thể thực thi đúng không sai phạm, thì nó chính là thềm thang bước lên con đường hướng đến Thánh quả.
Chúng ta, mỗi người cần nên tự cam kết từ bỏ tất cả những điều bất thiện, xấu ác, quấy có thể dẫn đến sự tổn hại cho mình và cho người. Từ đó, xã hội được văn minh, nhà nhà hạnh phúc, đó mới chính là hiểu và thực hành đúng lời Phật dạy.
2. Thành tựu các hạnh lành
Phật dạy ‘không làm mọi điều ác’ vẫn chưa đủ mà cần phải tiến cao hơn một bước nữa đó là ‘thành tựu các hạnh lành’. Tức là, tình nguyện dấn thân, tham gia các việc làm nhân đạo và từ thiện nhằm mang lại lợi ích cho tha nhân, dù hành động thiện nhỏ nhặt cũng đừng bỏ sót. Nó được cụ thể hóa thông qua lời dạy của đức Phật: “Này chư hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư hiền, như vậy gọi là thiện.”[6]
Phật dạy ‘không làm mọi điều ác’ vẫn chưa đủ mà cần phải tiến cao hơn một bước nữa đó là ‘thành tựu các hạnh lành’. Tức là, tình nguyện dấn thân, tham gia các việc làm nhân đạo và từ thiện nhằm mang lại lợi ích cho tha nhân, dù hành động thiện nhỏ nhặt cũng đừng bỏ sót. Nó được cụ thể hóa thông qua lời dạy của đức Phật: “Này chư hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư hiền, như vậy gọi là thiện.”[6]
Lời dạy của Đức Phật khi vừa đọc thoáng qua nghe có vẻ rất đổi bình thường, đơn điệu. Tuy nhiên, nếu thực hành đúng mức thì cũng thật không phải chuyện dễ dàng. Con người để thật sự có được đời sống hạnh phúc trọn vẹn thì cần phải từ bỏ mọi điều ác, dấn thân thực hiện các việc giúp đời, không gây đau khổ cho bất kỳ ai, tìm mọi phương cách và phương tiện huyền xảo để giúp đỡ người khác.
Nếu quán chiếu sâu thẳm vào vấn đề sẽ thấy, lời dạy của đức Phật thật sâu sắc. Câu kệ Pháp Cú 183 này đã nói lên được đó là một tiến trình của Tam Vô Lâu Học giới (sīla), định (samādhi), tuệ (paññā), không làm mọi điều ác (thuộc giới), thành tựu các hạnh lành (thuộc định), tâm ý giữ trong sạch (thuộc tuệ). Khi một người đã thực hành được không làm việc ác tâm sẽ được thoải mái an lạc, khi dấn thân làm các Thiện sự và Phật sự giúp đỡ tha nhân hạnh phúc tự nhân đôi, điều này dẫn đến trạng thái an tịnh tâm hồn. Đó làm nền tảng đưa đến sự an định không giao động.
3. Tâm ý giữ trong sạch
Trụ cột đạo đức sau cùng ‘tâm ý giữ trong sạch’, đây mới thật sự là đích đến sau cùng mà người con Phật cần đạt được. Hằng ngày, trong quá trình sinh hoạt tâm ta có xu hướng bám víu, chấp thủ khi sáu giác quan (ajjhattikāni āyatanāni): thị giác (eye consciousness), thính giác (ear consciousness), khứu giác (nose consciousness), vị giác (tongue consciousness), xúc giác (body consciousness) và ý thức (mind consciousness) tiếp xúc với sáu đối tượng bên ngoài (bāhirāni āyatanāni): cảnh sắc (sight), âm thanh (sound), mùi hương (smell), nếm vị (taste), xúc chạm (touch) và ý hình dung (idea). Nếu ta không khéo léo xử lí và tiếp nhận thông tin thì nó sẽ lưu trữ những điều không cần thiết vào dữ liệu tệp tin trong não bộ của mình.
Trụ cột đạo đức sau cùng ‘tâm ý giữ trong sạch’, đây mới thật sự là đích đến sau cùng mà người con Phật cần đạt được. Hằng ngày, trong quá trình sinh hoạt tâm ta có xu hướng bám víu, chấp thủ khi sáu giác quan (ajjhattikāni āyatanāni): thị giác (eye consciousness), thính giác (ear consciousness), khứu giác (nose consciousness), vị giác (tongue consciousness), xúc giác (body consciousness) và ý thức (mind consciousness) tiếp xúc với sáu đối tượng bên ngoài (bāhirāni āyatanāni): cảnh sắc (sight), âm thanh (sound), mùi hương (smell), nếm vị (taste), xúc chạm (touch) và ý hình dung (idea). Nếu ta không khéo léo xử lí và tiếp nhận thông tin thì nó sẽ lưu trữ những điều không cần thiết vào dữ liệu tệp tin trong não bộ của mình.
Tâm ý là trung tâm đầu não, chi phối và điều hành mọi hành động của mỗi cá nhân: “ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo, nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe chân vật kéo… nếu với ý thanh tịnh, nói lên hay hành động, an lạc bước theo sau, như bóng không rời hình”.[7] Nên, mỗi người cần phải nỗ lực, lau chùi, huấn luyện tâm với động cơ trong sáng, cao quý vô ngã vị tha. Đó là công việc mà ba đời chư Phật, chư Tổ xưa nay cũng đã từng làm.
Trên thực tế xét thấy, ba điều này nó như là một tiến trình trải dài có sự liên kết nhân quả cho nhau, ‘không làm mọi điều ác, thành tựu các hạnh lành’ đó làm nền tảng xây dựng cho sự thành tựu của ‘tâm ý giữ trong sạch’. Cũng giống như Đạo đức học giới (sīla) là nền tảng của thiền định (samādhi) và trí tuệ (paññā).
Nếu đứng trên phương diện khác, để huấn luyện tâm với động cơ trong sáng, cao quý, thanh tịnh thì còn có những phương thức thực hành khác. Nhưng, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của cá nhân mà cần trạch pháp (sambodhyanga) thích hợp cho mình hoặc Niệm Phật (Buddhanusti), Tọa Thiền (Dhyana), Trì Chú (Mantras)… đều là những phương pháp rất hữu hiệu để giảm bớt những lo lắng, phiền muộn, đau khổ, bất an, hướng đến đời sống đạo đức cao thượng, giải thoát ngay trong hiện tại, chứng ngộ Niết-bàn (Nibbāna).
Tựu trung, tất cả lời dạy của đức Phật được đúc kết trong tam tạng (Tipiṭaka) kinh điển không gì khác hơn ba điều căn bản đó là: “chỉ ác, tác thiện và thanh lọc tâm”.
Thông qua sự tìm hiểu sơ lượt về “Ba Trụ Cột Đạo Đức Hướng Thượng” ta mới thấy rằng, để trở thành một bậc danh Tăng lỗi lạc, duy trì giềng mối của Đạo Pháp. Thì điều kiện tiên quyết là phải có Bồ-đề tâm (Boddhi-citta) kiên cố, không làm mọi điều ác, giữ gìn những nguyên tắc về đạo đức mà đức Phật đã răn dạy, tình nguyện dấn thân làm các thiện sự và Phật sự nhưng không xao lãng vọng động, khi tiếp xúc với thế gian cần giữ lòng bình thản không sa ngã, luôn luôn thanh lọc những điều mắt thấy tai nghe. Được như thế mới xứng danh là Sa-môn Thích tử, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.
Tuy nhiên, để thành tựu được công hạnh này thì đòi hỏi phải có sự thách thức đánh đổi rất lớn. Cũng như khi xưa đức Thế Tôn trước khi thành tựu được quả vị thì cũng chịu nhiều sự quấy nhiễu của giặc nội tâm lẫn ngoại cảnh, Ngài đã vượt qua và được tôn xưng là bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Trong cuộc sống, có những vị Triết gia như Laphongten người Pháp đã từng phát ngôn rằng: “Con đường trải đầy lụa không bao giờ đưa tới vinh quang”. Xét thấy, nếu muốn thành công trong bất kì một lĩnh vực nào cũng phải trải qua những khó khăn gian khổ, một tấm gương gần đây nhất là Nick Vujicic, một nhân vật bị dị tật bẩm sinh, nhưng ông ta có đầy đủ nghị lực để vương lên, cam chịu bao nỗi khổ trong cuộc sống, phải đương đầu với bao thử thách chông gai, với một lý tưởng kiên định ông đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Cũng vậy, nếu ai trong chúng ta muốn tận hưởng được những gì tốt đẹp nhất thì điều cần thiết nhất là phải lập một lý tưởng sống cho riêng mình. Bởi vì, như một Triết gia đã từng nói: “Người sống mà không có lý tưởng thì người ấy không phải sống mà người ấy đang tồn tại”. Đối với những ai không có lý tưởng sống thì mỗi khi đêm về đặt lưng xuống chiếu không có chút dự định toan tính gì cho ngày mai. Khi đã định hướng lối sống cho riêng mình rồi thì dù bao nhiêu khó khăn thử thách cũng phải vượt qua, được như vậy thì một chân trời cao rộng luôn mở cửa đón chờ.
Kỷ niệm 30 năm thành lập trường TCPH Vĩnh Long
Cựu Tăng sinh - Khóa V
Trí Huệ
----------------------------------------------
- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- ĐTKVN, Kinh trường bộ I, VNCPHVN ấn hành, 2013.
- Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ I, VNCPHVN ấn hành, 2013.
- Kinh Pháp Cú, HT. Thích Minh Châu (dịch), NXB Tôn giáo, 2008.
- Thích Minh Châu, Đạo đức và hạnh phúc con người, NXB Tôn giáo, 2002.
- Thích Chân Quang, Tâm lý đạo đức, NXB Tôn giáo, 2006.
- Giáo Án giảng dạy, Đạo Đức Học Phật Giáo, HVPGVN Tp. HCM.
CHÚ THÍCH:
[1] Kinh Pháp Cú. 183, HT. Thích Minh Châu (dịch), NXB Tôn giáo, 2008, tr. 54.
[2] HT. Thích Minh Châu, Đạo đức và hạnh phúc con người, NXB Tôn giáo, 2002.
[3] Thích Chân Quang, Tâm lý đạo đức, NXB Tôn giáo, 2006, tr. 5.
[4] ĐTKVN, Kinh Trung Bộ I, Kinh Chánh Tri Kiến số 9, VNCPHVN ấn hành, 2013, tr. 75.
[5] ĐTKVN, Kinh trường bộ I, Kinh Sa Môn Quả số 2 & Kinh Subha số 10, VNCPHVN ấn hành, 2013.
[6] ĐTKVN, Kinh Trung Bộ I, Kinh Chánh Tri Kiến số 9, VNCPHVN ấn hành, 2013, tr. 76.
[7] Kinh Pháp Cú 1 - 2, HT. Thích Minh Châu (dịch), NXB Tôn giáo, 2008, tr. 7.
Các tin khác
-
» NỒI BÁNH TÉT NGÀY TẾT (22/06)
-
» THÔNG BÁO (16/10)
-
» LỜI THẦY CON VẪN NHỚ!!! (26/04)
-
» HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ ĐẦU XUÂN QUÝ MÃO (2023) TỈNH ĐỒNG THÁP (21/02)
-
» PHÓNG SANH ĐẦU NĂM 2023 (17/02)
-
» ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU PL.2566 - DL.2022 (10/08)
-
» KHÓA TU "TỪ TÂM LAN TỎA" (05/07)
-
» Ý NGHĨA TIẾNG CHUNG ĐẠI HỒNG (08/06)
-
» GIỚI THIỆU LỄ VU LAN - NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TẠI ĐỊA PHƯƠNG (08/06)
-
» LỄ HUÝ KỴ TỔ KHAI SƠN CHÙA PHƯỚC LINH (04/06)