Báo Chí Phật Giáo Việt Nam

  A. DẪN NHẬP:

           Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Một khi xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, trình độ dân trí ngày càng tăng, thì báo chí cũng bước lên những tầm cao mới. Đặc điểm xã hội, con người ảnh hưởng sâu sắc đến báo chí. Vì thế, sự ra đời và phát triển của báo chí khác nhau ở những nơi khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi châu lục đều có những đặc điểm phát triển báo chí của riêng mình, do sự khác nhau về môi trường kinh tế, môi trường dân tộc, môi trường chính trị.

            Báo chí Phật giáo Việt Nam xuất hiện trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, được gợi hứng từ phong trào chấn hưng Phật giáo thế giới và trong điều kiện nền văn học báo chí quốc ngữ đã có những phát triển nhất định. Vì báo chí Phật giáo là một trong những phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, do đó, sự phát triển báo chí Phật giáo Việt Nam gắn liền với diễn trình chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam. Trong lúc phục vụ cho việc đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo, báo chí Phật giáo Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo trong văn học chữ quốc ngữ, bảo tồn di sản văn hóa cổ Việt Nam vì phần lớn nền văn hóa đó mang nội dung Phật giáo. Trong khuôn khổ ngắn gọn của bài luận này, người viết xin đề cập sơ lược đến sự hình thành và phát triển báo chí Phật giáo Việt Nam, và nội dung  lễ Phật Đản và Lễ Vu Lan trong  Tập Chí Viên Âm.


  B. NỘI DUNG:

I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

  1. Bối cảnh ra đời của báo chí PG Việt Nam :

          Trước khi tiếp xúc với phương Tây, tín ngưỡng của người Việt chỉ gồm Nho, Phật, Đạo và các hình thức thờ phụng cầu cúng dân gian; mà do nhu cầu của việc trị nước kết hợp với cung cách truyền đạo đặc biệt của Phật giáo, Nho, Phật, Đạo cũng đã quyện vào nhau theo tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. Vì thế, ngoại trừ một số rất ít những nhà nho cực đoan, có thể nói hầu hết người Việt thời phong kiến đều chịu ảnh hưởng Phật giáo một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ngay cả trong những giai đoạn Nho học độc tôn, vua quan cũng vẫn đến chùa như thứ dân.

           Dưới triều nhà Nguyễn, chính quyền phong kiến còn có một mối bận tâm mới là việc ngăn chận sự phát triển của Thiên chúa giáo. Do vậy, chẳng có gì lạ khi triều Nguyễn độc tôn Nho học nhưng dưới triều đại này vẫn có nhiều chùa chiền được xây dựng mới; chẳng những hàng quan lại, mà các đại thần, các bậc tôn thất, hoàng gia và ngay cả nhà vua cũng vẫn lui tới chùa chiền.
             Vào đầu thế kỷ thứ 20 người Pháp đã đặt xong ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam và tổ chức nền quản trị ở ba miền theo ba chế độ khác nhau. Miền Nam là thuộc địa, được đặt dưới sự cai trị trực tiếp của người Pháp. Miền Trung và miền Bắc là xứ bảo hộ, chính quyền người Việt vẫn được duy trì nhưng chỉ để thực thi chính sách của mẫu quốc. Những cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập bằng vũ lực của các phong trào Cần vương và Văn thân đã bị dẹp tan vào năm 1913.

           Bên cạnh việc cai trị hà khắc, người Pháp còn tích cực truyền bá Thiên chúa giáo với hy vọng dùng tôn giáo mới này xóa bỏ truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt để duy trì mãi mãi sự thống trị của họ. Một trong những công cụ dùng truyền bá Thiên chúa giáo là chữ quốc ngữ, một cách ký âm tiếng Việt theo mẫu tự Latin mà các giáo sĩ Thiên chúa giáo đã dày công chế tác suốt từ thế kỷ thứ 16, đến lúc ấy đã hoàn chỉnh. Với công cụ này, người Pháp xóa bỏ việc sử dụng chữ Hán trong hành chánh, mở rộng việc xuất bản báo chí để làm phương tiện tuyên truyền. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là Gia Định báo được xuất bản vào năm 1865, không lâu sau khi người Pháp chiếm Nam kỳ.

           Ban đầu, đa phần người Việt chống đối dùng chữ quốc ngữ, nhưng khi phải tìm phương kế khác sau sự thất bại trong việc giành độc lập bằng vũ lực, người Việt đã nhận thấy chữ quốc ngữ và báo chí quốc ngữ cũng là một phương tiện tuyên truyền lòng yêu nước để chống thực dân; vì thế, họ cũng đã cố gắng học hỏi và sử dụng được chữ quốc ngữ cũng như việc làm báo. Từ đó, báo chí Việt Nam ra đời.

           Khi người Pháp đến, nhiều chùa chiền bị chiếm đóng, triệt hạ; tăng sĩ bị đuổi khỏi chùa, bị bắt đi lính. Trong phong trào Cần vương, một số chùa trở thành căn cứ kháng chiến chống Pháp khiến Pháp tiếp tục phá hủy chùa chiền và bắn giết tăng sĩ. Phật giáo Việt Nam bị áp bức nặng nề hơn lúc nào hết, khiến người Phật tử Việt Nam cũng phải băn khoăn về việc làm thế nào gìn giữ được mạng mạch Phật giáo trong lòng dân tộc.

           Tình trạng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 20 không có gì sáng sủa. Tuy vậy, rải rác trên khắp nước vẫn có những sơn môn duy trì được sự đào tạo thế hệ kế thừa. Trong điều kiện bị cô lập, các vị cao tăng chỉ có thể nung đúc tinh thần cho lớp hậu tiến. Giáo sử ghi nhận nhiều nhân vật lỗi lạc của phong trào chấn hưng Phật giáo đã nhận được sự giáo hóa tích cực của các vị như Hòa thượng Thích Nguyên Biểu (1836-1906) chùa Bồ Đề  ở miền Bắc, các Hòa thượng Thích Vĩnh Gia (1840-1918) chùa Phước Lâm Hội An và Thích Tâm Tịnh (1868-1929) chùa Từ Hiếu Huế ở miền Trung, các Hòa thượng Minh Khiêm Hoằng Ân (1850-1914) chùa Giác Viên Gia Định và  Minh Lương Chánh Tâm chùa Kim Cang Long An ở miền Nam. Các vị này đã khai trường thuyết pháp, thu nạp đệ tử, tiếp chúng độ tăng, âm thầm trao truyền giáo pháp vô thượng của Đức Phật cho những người ưu tú mà các ngài có duyên gặp được, cung cấp cho các đệ tử phương tiện học tập thêm chữ quốc ngữ, rèn giũa ý thức thượng cầu Phật đạo hạ hóa quần sanh cho những người tiếp xúc với các ngài chứ không chỉ bình tâm hưởng sự cúng dường của bá tánh thông qua việc cầu cúng thông thường như đa số những vị ở chùa đương thời.
          Trong điều kiện đó, người Việt từng bước tiếp nhận được những thông tin về phong trào chấn hưng Phật giáo cũng đang lan rộng trên thế giới.

 

  1. Khái niệm báo chí :

            Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. - Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay. - Báo chí phật giáo là một trong những phương tiện hữu hiệu để truyền bá chánh pháp; là một thể loại của truyền thông Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, được lập ra với nhiệm vụ đem chánh pháp vào quần chúng nhân dân và tín đồ Phật tử.

Các loại báo chí:

        Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau:
        Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém.
        Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa.

        Báo hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.

        Báo điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập yếu.
Người làm báo:

        Có một công thức chung cho báo chí: báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận.

        Báo chí và tuyên truyền hay còn nói cách khác là một dịch vụ quảng cáo truyền thống.

 

  1. Sơ lược một số báo chí tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam :

Gia định báo :

         Khai sinh sớm nhứt trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này có khuôn khổ 25 x 32 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15/4/1865.

        Gia Định báo (嘉定報) là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt mới có cơ hội phổ biến trong dân chúng.


                 

 

Pháp Âm :

Pháp Âm là tờ báo Phật giáo đầu tiên được xuất bản ngày 31.8.1929. Chủ nhiệm là hòa thượng Lê Khánh Hòa (1877 – 1947), trụ trì chùa Tiên Linh (Mõ Cày-Bến Tre). Năm 1929, ông có một số đệ tử thân tín ở chùa Sắc tứ Linh thứu, làng Thạnh Phú, Mỹ Tho vì vậy tờ Pháp Âm được phát hành ở chùa nầy, đồng thời cũng là nơi trị sự. Tờ Pháp Âm được in ở nhà in Thạnh Mậu –Sài Gòn. Báo có 48 trang, khổ 14 x 20 cm. Hai bên có hai dòng chữ quốc ngữ và chữ Hán nêu chủ trương của tờ báo là “Từ bi, Bác ái, Tự giác và Giác tha”.  Theo dự kiến của người sáng lập, Pháp Âm là nguyệt san, mỗi tập loại 6 quyển, nhưng tờ báo nầy chỉ ra được 1 số duy nhất. Theo lịch sử địa phương, sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tờ báo Dân Cày –Tiếng nói của tỉnh Đảng bộ Mỹ Tho cũng được biên tập phát hành tại chùa Sắc tứ Linh thứu. Chính quyền Thực dân phát hiện, chùa bị lục soát, vị Thủ tọa bị truy nã, Hòa thượng Khánh Hòa phải ôm kinh sách đến sở Mật thám giải trình. Sau biến cố nầy, tờ Pháp Âm không ra được các số kế tiếp và nó trở thành kỷ yếu của cuộc vận động Chấn hưng phật giáo, các bài viết của Hòa thượng Khánh Hòa rất có giá trị trong việc tìm hiểu phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ trong những năm đầu của thế kỷ XX.

 

               

                            

  1. Khánh Hòa và nội dung tờ Pháp Âm
    Số đầu tiên và cũng là số cuối cùng, giống như tự do đầu tiên và cuối cùng của 1 tờ báo cũng như tâm huyết của 1 vị sư ( Khánh Hòa) khai sinh ra nó.

              Tuy ra chỉ được một số, nhưng sự có mặt của nguyệt san Pháp Âm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với phong trào chấn hưng Phật giáo, đối với Phật giáo Việt Nam và lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam.

              Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo VN tờ báo in (dùng chữ viết quốc ngữ latin), dành toàn nội dung thông tin về các vấn đề Phật học, tín ngưỡng; phê bình, bày tỏ thái độ về các vấn đề Phật giáo trước công luận; đề xuất hướng điều chỉnh nhận thức và hành động để xây dựng một nền Phật giáo phù hợp với nhân sinh, thời đại. Những nội dung về chấn hưng Phật giáo được đặt ra trong các bài viết của HT.Khánh Hoà là nền tảng, mục tiêu cho phong trào chấn hưng, cho sự điều chỉnh và phát triển Phật giáo, ảnh hưởng lâu dài sau đó.

Pháp Âm là cột mốc, là điểm khởi đầu của lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam.

 

           

 

  Các nội dung của Pháp Âm

     

          

                                             

  Các nội dung còn lại trên tờ Pháp Âm

  Tạp chí Từ bi âm :

 

     

   

- Cơ quan ngôn luận của “Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học” (thành lập: 26-8-1931, trụ sở chùa Linh Sơn, Sài gòn)

- Tạp chí được cấp giấy phép xuất bản ngày 31-4-1931 (thống đốc Nam kỳ Kreutreimer ký); Xuất bản số đầu tiên: 1-1-1932; Kỳ xuất bản: Bán nguyệt san

- Sáng lập: cư sĩ Phạm Ngọc Vinh – Thư ký ngân hàng Đông Pháp – Sài Gòn.

- Chủ nhiệm: HT.Lê Khánh Hoà (Chánh Hội trưởng của Hội)

- Chủ bút: HT.Bích Liên, Phó Chủ bút: Đại đức Liên Tôn. Chư tôn túc Trí Độ (Bình Định), Thiền Dung (Mỹ Tho), Giác Nhựt (Cần Thơ),  Nhựt Chánh… làm trợ bút (cộng tác viên thân thiết).
- Trụ sở toà soạn: chùa Linh Sơn, in tại nhà in Nguyễn Văn Của.

- Dung lượng: 3 số đầu 60 trang, từ số 4 trở đi còn 53 trang, sau đó tiếp tục giảm xuống nữa.
- Nội dung: nhấn mạnh phương diện hoằng pháp – truyền bá Phật học, ban đầu với các (07) chuyên mục: Luận về triết lý nhà Phật,  Luân lý nhà Phật, Phiên dịch kinh Phật, Lịch sử nhà Phật, Thời sự nhà Phật, Tiểu thuyết nhà Phật, Văn uyển.

         Lần đầu tiên ở một cơ quan báo chí, Ni giới đã có tiếng nói của mình, nổi bật nhất là cây bút Ni sư Diệu Tịnh (1910-1942, người Gò Công, Tiền Giang)

  - Chủ trương: Là cơ quan ngôn luận của Hội. Người có ảnh hưởng nhất đối với tạp chí Từ Bi Âm là HT.Khánh Hoà.

           Tháng 11-1933, HT.Khánh Hoà từ chức Phó Hội trưởng và Chủ bút Từ Bi Âm (do Hội không thực hiện được các mục tiêu như tôn chỉ đã đặt ra, trong đó quan trọng là mở các Phật học đường (Thích Học đường). HT.Khánh Hoà về Trà Vinh, kết hợp với quý HT.Khánh Anh, Huệ Quang để tìm hướng đi mới.

         Sau đó, các vị trợ bút cũng tan rã dần, người thì về Bình Định, vị thì ra Huế, người thì đi thành lập tờ báo khác…

            Từ số 46, nội dung Từ Bi Âm sa sút, bị một số cá nhân thao túng (Commis Trần Nguyên Chấn) làm diễn đàn bút chiến với các tổ chức (Hội Phật học Kiêm Tế, Lưỡng Xuyên Phật học…) tờ báo Phật giáo khác (Duy Tâm của Lưỡng Xuyên Phật học), hay công kích các cá nhân (HT.Khánh Hoà, Sư Thiện Chiếu…)

  • Từ 1942, nội dung nghèo nàn, giảm kỳ (2 tháng/kỳ).

- Đình bản: 8-1945.

 Tạp chí Viên Âm :

Ngày 1-12-1933, Nguyệt san Viên Âm - cơ quan hoằng pháp của Hội An Nam Phật học (Hội Phật học Trung kỳ) ra số đầu tiên. Ban Biên tập gồm hai Chứng minh Đạo sư là Hòa thượng Giác Tiên - trụ trì chùa Diệu Đế, Hòa thượng Giác Nhiên - trụ trì chùa Túy Ba và cư sĩ Lê Đình Thám. Chủ nhiệm là Chánh Hội trưởng Nguyễn Đình Hòe, Chủ bút là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Tòa soạn đặt tại số 113 (5) đường Champeau (tức đường Hà Nội hiện nay), Huế. (từ 1940 là Route Nam Giao, Huế), in tại nhà in Viên Đế, Huế (từ năm 1943, in tại nhà in Đuốc Tuệ, 73 phố Richaud tức phố Quán Sứ, Hà Nội ngày nay). Tạp chí có khổ 145 x 220 mm, dày từ 62-70 trang (từ năm 1939 trở đi chỉ có 31 - 34 trang)
Có lẽ do hoàn cảnh, đội ngũ cộng tác viên mỏng, bài vở không đủ hoặc do điều kiện tài chính khó khăn, có lúc không có giấy mà Viên Âm ra thất thường: kể từ ngày ra số đầu tiên (1-12-1933) đến ngày đình bản, Viên Âm chỉ ra được 78 số 
tạp chí Viên Âm , nguyệt san Phật học.

 

          

                  số 3, 1934                                               số 4, 1934                                           số 5. 1934

        

      

                   số 6, 1934                                            số 11, 1934                                        số 13, 1935

       

                      số 18, 1935                                         số 19, 1936                                      số 20, 1936


            

                       số 22, 1936                                         số 23, 1936                                   số 24, 1936

        

                    số 25, 1937                                            số 27, 1937                                    số 32, 1938

 

        

                    số 41, 1940                                          số 44 , 1941                            Đây là Viên Âm tục bản
                                                                                                                                      Số 79 ( 1949 ) 

               

                 Số 81 ( 1949 )                                        Số 82 ( 1949 )                                   Số 84 ( 1949 )

 

            

                   Số 85 ( 1949 )                                       Số 86 ( 1949 )                                  Số 87 ( 1949 )

 

               

                    Số 88 ( 1950 )                                   Số 89-90 ( 1950 )                               Số 93 ( 1950 )

            

          
                
Số 97 ( 1950 )                                         Số 99 ( 1950 )                            Số 100-101 ( 1951 )

  
        

                 Số 102-103 ( 1951 )                               Số 104 ( 1951 )                            Số 105-106 ( 1951 )

         

                            
                                           Số 108 ( 1951 )                                           Số 121 ( 1952 )              

 

                           

                                       Số 123 ( 1952 )                                           Số 126-127 ( 1952 )

 

Tuần báo Đuốc Tuệ :

3 số đầu tiên :

 
 
               

 
           - Cơ quan hoằng pháp của Hội Phật giáo Bắc Kỳ- Hà Nội thay thế cho Tập kỷ yếu của Hội đã ra được bốn số.

             10-12-1935 tuần báo Đuốc tuệ đã ra số đầu tiên do hội trưởng Nguyễn Năng Quốc làm chủ nhiệm, ông Cung Đình Bính làm quản lý; sư cụ Phan Trung Thứ (chùa Bằng Sở ) làm chánh chủ bút, phó chủ bút là sư cụ Dương Văn Hiển (chùa Tế Cát). Ban biên tập gồm một số cư sĩ:  Dương Bá Trạc, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Nguyễn Can Mộng..., và các tăng sĩ: Thượng toạ Thái Hòa, Tố Liên, Trí Hải... ông Trần Trọng Kim làm trưởng ban biên tập, cư sĩ Nguyễn Trọng Thuật làm thư ký tòa soạn.

           - Từ năm 1943, cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha làm trưởng ban biên tập.

           - Trụ sở báo đặt tại chùa Quán Sứ, số 73 phố Richaud (sau 09.03.1945 đổi tên là phố Quán Sứ), Hà Nội.

           - Khổ 14 x 22cm, 32 - 46 trang, phát hành ngày thứ ba, mỗi kỳ in 5.000 bản tại nhà in báo Trung Bắc Tân Văn. Tháng 8 năm 1936, nhà in Đuốc tuệ của Hội khai trương, đảm nhiệm việc in báo Đuốc Tuệ.

           - Nội dung Đuốc Tuệ thường gồm các mục: 1.Bàn luận về Phật giáo; 2.Dịch thuật các kinh Phật; 3.Lịch sử chư Tăng, chư Bồ-tát; 4.Truyện các cao Tăng; 5. Ký những nơi danh lam thắng cảnh; 6. Văn thơ; 7.Giải đáp; 8.Chú thích; 9.Tin tức trong nước và thế giới.

          -Nhờ báo có đội ngũ biên tập và cộng tác viên đông đảo gồm các nhân sĩ trí thức nổi tiếng như phó bảng Bùi Kỷ, các cử nhân Hán học Dương Bá Trạc, Nguyễn Thiện Chính... các nhà văn Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật, Ôn Như­Nguyễn Văn Ngọc, Phó bảng Nguyễn Can Mộng, Lê Toại...; các học giả như Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp...; Hoà thượng Tế Cát, Trung Hậu, các Thượng toạ: Trí Hải, Thái Hòa, Tố Liên và các cây bút trẻ sau này như Trí Quang,Tâm Ấn, Thanh Đặc, v.v.

           - Phát hành tới khắp ba miền và sang cả Phnom Penh (Campuchia) và Viên Chăn (Lào).
           - Tháng 3-1942, Hoà thượng Phan Trung Thứ viên tịch, Hoà thượng Tế Cát, phó chủ bút lên làm chủ bút báo Đuốc Tuệ cho tới khi đình bản vào ngày 15-8-1945 (số báo cuối cùng là số ghép 257-258).

          - Đuốc Tuệ là cơ quan báo chí thực hiện chủ trương chấn hưng Phật Phật một cách cụ thể, thực tiễn qua các nội dung trong từng số báo, góp phần rất lớn vào sự thành công của phong trào chấn hưng và xây dựng nền tảng cho Phật học, đặc biệt là Phật học Việt Nam thế kỷ XX.

Tài liệu nằm tại Nam Định.

           

  Đuốc Tuệ ( trước 1945 ) Số đầu tiên ra ngày 10.12.1935, Gồm 258 số, đình bản ngày 15.8.1945

 

  Duy Tâm Phật Học :

 

              


Duy tâm Phật học, ( sau đổi thành Duy Tâm )Số đầu tiên tháng 10.1935, gồm 54 số, đình bản 6.7.1943


   Bồ Đề :

 

                       Bồ Đề Bán Nguyệt San                                           Bồ Đề Tân Thanh

                     

 

            Nguyệt san Phương Tiện và tạp chí Bồ Đề Tân Thanh với Giáo hội Tăng già Bắc Việt và Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt

           Do tình thế đòi hỏi, cuối tháng 2-1947, Hoà thượng Tố Liên thành lập Liên đoàn Tăng Ni nội ngoại thành để giải quyết việc hồi cư Hà Nội của Tăng Ni. Sau đó, tổ chức này đổi thành Hội Chỉnh lý Tăng già Bắc Việt, chủ yếu để làm việc với chính quyền đòi lại chùa chiền và  những cơ sở của Phật giáo đã bị chiếm giữ trong lúc tản cư. Trụ sở của Hội đặt ở chùa Quán Sứ.
Hội cho xuất bản nguyệt san  Phương Tiện và tạp chí Bồ Đề Tân Thanh làm cơ quan hoằng pháp. Ngày 22-9-1949 Hội khai giảng trường Tăng ở chùa Quán Sứ rồi đến 26-9-1949 lại mở trường Ni ở chùa Vân Hồ. Cùng trong thời gian này, Hội Việt nam Phật giáo Bắc Việt ra đời, là một hội của cư sĩ.  Vào năm 1950, Hội Chỉnh lý Tăng già Bắc Việt đổi tên là Giáo hội Tăng già Bắc Việt, suy cử ngài Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ.  

 

Số 1

                  
       

Bồ đề tập chí, số 1 ra ngày 15.8.1936,( chưa rõ đình bản năm nào và bao nhiêu số )

 

  Bác Nhã Âm :

Bác nhã âm, Số 1 ra ngày 15.3.1936, đình bản cuối năm 1943 , gồm 23 số

Số 1

                                     

 

  Tạp Chí Giác Ngộ :

Tạp chí Giác Ngộ 5 & 6 ra ngày Rằm tháng Bảy Kỷ Sửu (1949); Tòa soạn: số 95 đường Gia Hội Huế

                                   

            Tạp chí Giác Ngộ với Sơn môn Tăng già Trung Việt và Hội Việt Nam Phật học.

          Trong năm 1947, Phật học đường Báo Quốc được mở cửa trở lại. Hội Việt Nam Phật học cũng được thành lập thay cho An Nam Phật học hội. Tổ chức “Sơn môn Tăng già Trung Việt” được thành lập trước hết tại Thừa Thiên rồi lan dần ra các tỉnh. Sơn môn cung thỉnh ngài Thích Tịnh Khiết làm Tùng lâm Pháp chủ.  Về phương diện báo chí, một tạp chí Phật học được xuất bản, lấy tên là Giác Ngộ, do một số thanh niên tăng sĩ và cư sĩ chủ trương, trong đó có Võ Đình Cường, Cao Khả Chính, Trương Tú, Trịnh Tiên, Phạm Đăng Trí và Trúc Diệp v.v… Sau đó, tờ Viên Âm được tục bản với sự chăm sóc của thiền sư Trí Quang, làm cơ quan ngôn luận chính thức của hội Việt Nam Phật Học.  

 

Từ Quang :

 
                

  Tạp chí Từ Quang với Giáo hội Tăng già Nam Việt và Hội Phật học Nam Việt

        Tại Nam Phần, nhiều Phật học đường được lập lại ngay từ năm 1946. Đến năm 1950, các Phật học đường hợp nhất thành Phật học đường Nam Việt đặt trụ sở tại chùa Ứng Quang, sau đổi tên thành chùa Ấn Quang. Trong số những người ủng hộ việc thành lập Phật học đường Nam Việt, có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền vận động thành lập hội Phật Học Nam Việt, ra đời ngày 25.2.1951 tại Sài Gòn. Hội cho xuất bản tạp chí Từ Quang làm cơ quan ngôn luận chính.
        Ngày 5.6.1951 một cuộc đại hội của chư tăng tại chùa Hưng Long đã đi đến sự thành lập Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang. Thiền sư Đạt Từ làm trị sự trưởng của Giáo Hội và thiền sư Nhật Liên đảm nhận trách vụ tổng thư ký. Thiền sư Đạt Thanh (chùa Giác Ngộ) được suy tôn làm pháp chủ lâm thời.

 

  Liên Hoa Nguyệt San :

 

              

 

 Liên Hoa Nguyệt san

            Cơ quan truyền bá Phật pháp của Giáo hội Tăng già Trung Việt (tên gọi ban đầu là Liên Hoa văn tập, ra mắt số đầu tiên tại Huế vào ngày 25-3-1955; từ năm 1958 chuyển thành Liên Hoa nguyệt san, phát hành vào ngày rằm âm lịch mỗi tháng).

Liên Hoa văn tập số 1 (bộ 2)  do Liên Hoa tùng thư xuất bản năm 1956.

            Chủ nhiệm là Hoà thượng Thích Đôn Hậu.  Thượng toạ Thích Đức Tâm làm chủ bút (sau này là Tổng Thư ký). Sư bà Thích nữ Diệu Không làm quản lý.

            Toà soạn ban đầu đặt tại Quốc tự Diệu Đế, sau dời về số 66 Chi Lăng, in tại nhà in Liên Hoa. Liên Hoa nguyệt san có khổ 14,5 x 22cm, dung lượng 60-62 trang.

            Nội dung hoằng pháp của Liên Hoa nguyệt san được chuyển tải hết sức mềm mại, uyển chuyển qua các chuyên mục văn nghệ, đồng thời bày tỏ thái độ riêng của giới Phật giáo về các vấn đề chính trị, nhất là giai đoạn chống chính sách đàn áp, kỳ thị Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm.

           Liên Hoa nguyệt san có sự góp lực của nhiều cây bút uy tín lúc bấy giờ, như chư tôn túc Thích Trí Quang, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, Dạ Quang (Sư cô), Thể Quán (Sư bà), các tác giả Võ Đình Cường, Quách Tấn Phát, nữ sĩ Tuệ Mai, Hoạ sĩ Phạm Đăng Trí…

Tạp chí đình bản vào năm 1966, duy trì và phát triển được 11 năm.

  Ánh Sáng Phật Pháp Nguyệt San :

Ánh sáng Phật Pháp, Số 1 ra ngày 20.5.1964 ( chưa rõ đình bản năm nào và bao nhiêu số )

 
                   

  An Lạc :

An lạc, số 1 ra ngày 1.8.1966, (chưa rõ chính xác đình bản năm nào và bao nhiêu số )


                          Số 2                                                     Số 12                                             Số xuân 1968

              

 

  Đại Từ Bi :

Đại từ bi ( bán nguyệt san, sau đổi thành nguyệt san )

Số đầu tiên ra ngày 1.3.1967, Gồm 138 số, đình bản 12.2.1975

  Đại diện 3 số

               

 

  1. Chức năng của báo chí Phật giáo :

    a. Chức năng thông tin: đây là chức năng cơ bản của báo chí. Thông tin ở đây được hiểu là truyền tải những sự kiện thời sự trong các hoạt động của Phật giáo. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin ngày càng cao, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, thông tin đòi hỏi phải chính xác, đầy đủ và cập nhật kịp thời.
    b. Chức năng truyền giáo: đây là nhiệm vụ chính yếu của báo chí phật giáo. Ngoài việc chuyển tải thông tin, báo chí còn giúp độc giả nhận biết thêm về giáo lý nhà Phật, về phong trào trấn hưng Phật giáo.

c. Chức năng giáo dục và văn hóa: báo chí Phật giáo phải hướng độc giả đến những giá trị nhân văn qua việc chuyển tải thông tin lành mạnh, giúp độc giả thăng tiến đời sống nhân bản. Báo chí còn tham gia nhiệm vụ nâng cao trình độ hiểu biết cho đại chúng, phát huy những giá trị tốt đẹp trong sự kết hợp của hiện đại và truyền thống.

d. Ngoài ra, báo chí nói chung còn có các chức năng khác như: chức năng giám sát, chức năng giải trí và chức năng tư tưởng nhằm định hướng cho đại chúng.

5. Ý nghĩa và mục đích báo chí ra đời :

Trong hệ thống các cơ quan truyền thông đại chúng, sự ra đời của báo chí Phật giáo mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Vì ngoài việc chuyển tải tin tức, hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội, báo chí Phật giáo còn giữ vai trò là một kênh truyền bá thông điệp cao cả của Đức Phật đến với quảng đại quần chúng. Đây chính là sứ mệnh hoằng pháp của báo chí Phật giáo.

Trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1945 văn học, báo chí Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Sự giao lưu mạnh mẽ về báo chí và văn học giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam đã thúc đẩy khuynh hướng thống nhất ngôn ngữ toàn quốc, trong đó ngôn ngữ, văn hóa địa phương có điều kiện hòa nhập vào dòng chảy chung, và đóng góp phần mình vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

Trong sự phát triển chung ấy có sự góp mặt của báo chí Phật giáo. Với mục đích chỉnh đốn và phát triển Phật giáo, nhiều tờ báo, tạp chí Phật học nối tiếp nhau ra đời. Sự phát triển của nó đã tạo nên phong trào “chấn hưng Phật giáo” từ đầu thập niên 1930 mà trung tâm của nó là Sài Gòn. Chính vì phong trào chấn hưng Phật giáo mà các tờ báo lần lượt tiếp nhau ra đời như: Pháp Âm, Tập Chí Từ Bi Âm, Tập Chí Viên Âm, Tuần Báo Đuốc Tuệ, Duy Tâm Phật Học, Bồ Đề Tập Chí, Bồ Đề Bán Nguyệt Sang, Bát Nhã âm, tập Chí Giác Ngộ, Tập Chí Từ Quang, Liên Hoa Nguyệt Sang, Ánh Sáng Phật Pháp Nguyệt Sang, An Lạc, Đại từ Bi …. Các tờ báo Phật học này, có thể giúp người đọc tìm lại và khơi dậy một số   tinh hoa của Phật giáo, của dân tộc từ lâu đã bị lãng quên. Đồng thời, dựa trên nền tảng này, giúp chúng ta thấy rõ hơn những giá trị đích thực của nền văn học Việt Nam nói chung, của báo chí Phật giáo nói riêng.

“ Ngay sau khi đất nước thống nhất, báo Giác Ngô (GN) đã có mặt, với vai trò là tiếng nói của Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.HCM. Vào năm 1981, khi Giáo hội được thành lập, báo GN được chuyển giao cho THPG TP.HCM, trở thành tiếng nói của Phật giáo TP.HCM. Năm 1996, GN chuyển từ bán nguyệt san thành tuần báo và ra mắt nguyệt san GN với mục đích đi sâu nghiên cứu giáo lý theo hướng chuyên đề.

Thực ra, mỗi tờ báo đều có bổn phận và vai trò riêng của mình đối với quần chúng. Với tư cách là một tờ báo đặc thù tôn giáo, GN luôn tìm cách để trở thành một món ăn tinh thần mang hương vị đạo pháp đối với bạn đọc mọi giới.

Ngay từ đầu, GN luôn giữ vững lập trường gắn bó với các hoạt động của Giáo hội tại TP.HCM cũng như cả nước. Do vậy, tiêu chí bài viết được thể hiện trên tuần báo là làm sao chuyển tải được các nếp sinh hoạt của Giáo hội, Tăng Ni và Phật tử. Bên cạnh đó, tuần báo cũng đăng tải nhiều bài viết về Phật học và những bài viết biểu hiện nét văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Đặc biệt, mỗi kỳ, tuần báo GN đều có bài giảng của HT Tổng Biên tập hoặc chư tôn đức trong Ban Hoằng pháp Trung ương. Các bài viết này được đón nhận nồng nhiệt và duy trì đều đặn trong một thời gian dài cho đến ngày hôm nay.” ( HT. Thích Giác Toàn).

 II NỘI DUNG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP CHÍ VIÊN ÂM :

1.Khái quát sơ lược hoàn cảnh ra đời Tạp chí Viên Âm

a. Khái niệm Viên Âm :

Danh từ Viên Âm được giải thích như sau: “Viên Âm nghĩa là tiếng tròn. Tiếng tròn là tiếng nói hoàn toàn; tiếng nói hoàn toàn duy chỉ pháp âm của Phật. Phật là bậc viên giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, cho nên lời nói tròn, việc làm tròn, giáo pháp tròn, tròn theo bổn tánh thanh tịnh, tròn làm sao, trong tròn, ngoài tròn, trên tròn, dưới tròn, cũng tam giới khắp thập phương, lớn nhỏ xa gần đâu đâu cũng tròn cả”.

b. Hoàn cảnh ra đời của tập chí Viên âm :

             Sự có mặt của nguyệt san Viên Âm gán với hoạt động chấn hưng Phật giáo ở Trung kỳ khởi phát từ những nỗ lực của Hòa thượng Thích Giác Tiên cùng với một vị tục gia đệ tử của ngài là cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám.

           Viên Âm là một tạp chí ra hàng tháng do bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám làm chủ bút, số đầu tiên phát hành ngày 1-12-1933. Viên Âm phát hành liên tục đến số 36 ra ngày 1-11-1936 thì đình bản. Sau đó, Viên Âm đình bản và tục bản nhiều lần và số cuối cùng là số 63 phát hành vào tháng 8-1943.

          Là cơ quan ngôn luận chính của chư sơn môn Trung kỳ và An Nam Phật học hội, Viên Âm quy tụ những cây bút sắc sảo sử dụng tiếng Việt nhuần nhuyễn đưa ra những luận cứ sắc bén và đặc biệt là có những chương trình thiết thực. Vì sơn môn Trung kỳ rất quan tâm đến việc đào tạo tăng tài nên trong các số báo phát hành vào tháng Bảy 1934, tháng giêng 1935 và tháng Ba 1935,  Viên Âm đã đăng tải chi tiết những chương trình Phật học đề nghị được áp dụng tại các trường đào tạo Tăng Ni thuộc chư sơn môn Trung kỳ. Bên cạnh đó, Viên Âm còn nêu lên nhu cầu chỉnh lý Tăng sĩ với  chương trình hai điểm:

 - Thành lập một hội đồng luật sư gồm có những bậc tăng già tinh thông giới luật để giám sát giới hạnh của tăng chúng.

 - Tổ chức những ban thầy cúng gồm có những người biết tán, tụng, cầu an, cầu siêu va hướng dẫn tang lễ. (Viên Âm số 14, tháng Ba 1935).

    Từ đầu năm 1942, Bác sĩ Lê Đình Thám giao tờ Viên Âm lại cho đoàn Thanh niên Phật học Đức dục biên soạn. Viên Âm trở thành một tờ báo trẻ trung, thu hút giới thanh niên. Rất nhiều đoàn viên của Đoàn Phật Học Đức Dục đã đóng góp bài cho Viên Âm: Lê Hữu Hoài, Phạm Hữu Bình, Lê Bối, Trần Đỗ Cung, Ngô Điền, Nguyễn Năng Viên, Nguyễn Hữu Quán, Võ Đình Cường, Đinh Văn Vinh, Hoàng Kim Hải, Trực Hiên, Hà Thị Hoài, Nguyễn Khải, Ngô Đồi.

2. Các nội dung trong tờ báo Viên Âm số ….

            a.

            b.

            c…….

         Tóm tắt ý nghĩa chính từng nội dung trong tờ báo Viên Âm đang làm ngắn gọn. phần dười mới trình bài rộng từng chi tiết . Ví dụ; lễ Phật đản và Vu lan thời tờ báo Viên Âm ra đời, so sánh lễ Phật đản và Vu lan thời báo viên âm và thời nay khác nhau và giống nhau như thế nảo ? Thời đó viết báo vì mục đích chấn hưng Phật giáo, thời nay viết báo về lễ Phật đản và Vu lan với mục đích gì ? với mục đích giống nhau và vả khác nhau như thế nào giữa hai thời đại viết báo cùng một tiêu đề? Giữa thời loạn và thời bình…..?

  1. Nội dung Lễ Phật Đản trong tờ báo Viên Âm số …

            a.

            b.

            c……..

  1. Lễ Vu Lan Trong tờ báo Viên Âm số ……….

            a.

            b.

            c…….

  1. Giá trị và tư tưởng trong tờ báo Viên Âm số …

  2. Vai trò của tờ báo Viên Âm trong thời buổi chấn hưng Phật giáo Việt Nam :

Trong Phật giáo, báo chí được coi là phương tiện làm sáng tỏ trắng đen, phải trái, chân nguỵ, chính tà; đánh đổ những luận điểm sai lầm của một số người hiểu sai về giáo lý đạo Phật. Ngoài biện luận về chân lý, báo chí Phật giáo còn nêu lên tinh thần mang tính nhân văn, văn hoá của dân tộc. Trong giai đoạn của những năm 1930, trước yêu cầu của lịch sử, những người có tâm huyết với Phật giáo đã nói nên những ý hướng của họ trong việc phục hưng Phật học. Trong một bài xã thuyết có nhan đề là: “Xướng minh đạo Phật ngày nay đã phải thời chưa?”           Báo Viên Âm đã trình bày rất rõ ràng những lý do thúc đẩy đưa đến phong trào chấn hưng đạo Phật. Theo Viên Âm những lý do đó như sau:

         - Sự sụp đổ của niềm tin quốc dân nơi những giá trị cổ truyền do ý thức hệ nho giáo đại diện đã tạo nên một hoang mang lớn. Văn hoá cũ đã suy sụp mà văn hoá mới chưa được hình thành dù đã gần 50 năm tiếp xúc với Tây phương. Đạo Phật lại rất thích hợp với tinh thần và ước vọng của người Việt, lại có tính cách dung hợp cởi mở, có thể đóng vai trò dung hoà cũ mới (bảo tồn những giá trị cũ và tiếp thu những giá trị mới). Vì vậy xướng minh đạo Phật tức là xây dựng nền tảng cho một nền văn hoá dân tộc vừa tiến bộ vừa không mất gốc.

        - Nền tảng ấy sẽ xác nhận được dân tộc tính Việt Nam, đủ tiêu chuẩn và khả năng hấp thụ văn hoá Tây phương mà không bị đồng hoá, phân biệt được những gì thích hợp và có lợi cho dân tộc, và những gì trái chống với sự tồn tại và phát triển của quốc gia, nói một cách khác có thể phân biệt được chính tà trong quá trình tiếp nhận và hình thành văn hoá mới.

       - Tinh thần Phật giáo rất thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự lực tự cường. Khoa học tiếp thu được của Tây phương nếu đi đôi với đạo học Phật giáo thì mới tránh được sự tác hại trong khi sử dụng.

        - Hình thức tôn giáo lễ nghi của Phật giáo lâu nay lưu hành chỉ là một phần phương tiện nhỏ bé của Phật giáo, và phần này không thích hợp với những con người chuộng lý trí và khoa học. Vậy nên sự phát huy giáo nghĩa cao sâu của Phật giáo để trình bày một nền Phật giáo tân tiến, sống động đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ mới là điều cần thiết.

  C. KẾT LUẬN:


Báo chí Phật giáo Việt Nam xuất hiện trong bối cảnh cả nước phát động và hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo. Ngoài nhiệm vụ làm công tác hoằng pháp, với sự tích cực của những người làm báo Phật giáo, cuối cùng vào năm 1951, Phật giáo Việt Nam đã thực sự có một bộ mặt thống nhất ban đầu.

         Qua tìm hiểu về diện mạo và hoạtđộng của tạp chí Viên Âm, chúng ta thấy, vào thời buổi chiến tranh, kinh tế khó khăn của Việt Nam ta lúc bấy giờ mà Viên Âm đã hình thành và phát triển được, dù thời gian không dài, nhưng đã góp phần không nhỏ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo.

     Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến nay trên 2.000 cùng với mọi tầng lớp nhân dân hoà quyện như nước với sửa, nó thể hiện tinh thần khế lý,khế cơ trong mọi thời đại. Lúc nào Phật giáo cũng luôn luôn hội nhập để tồn tại rồi phát triển. Có lúc báo Phật giáo trực tiếp đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực ngoại bang đến phân hoá để đô hộ nhân dân ta và ngay trong nôi tình cũng có lúc phê phán góp ý xây dựng. Có thể nói tinh thần nầy là bản sắc đặc thù của PGVN. Gần 20 thế kỷ trôi qua với bao thăng trầm biến thiên của thời đại PG không bao giờ bị lạc hậu trước xã hội.

Chính vì thế,  GHPGVN nên mở một trang web trên Internet bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt nhằm giới thiệu về PGVN, giao lưu với các nước có cộng đồng người Việt Nam sinh sống, đồng thời cũng thâu nhận, cập nhật hoá những thông tin nhằm góp phần phát triển Giáo Hội. Hy vọng trong tương lai Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta sẽ bắt kịp với đà tiến bộ của nền báo chí nước ngoài , những trang web sẽ xuất hiện như lời tiên liệu của nhà bác học đã nói:. "...một tôn giáo toàn cầu..." góp phần cùng với nhân dân Việt Nam thực hiện tinh thần dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh trong đó có PGVN.

  D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.Việt Nam Phật giáo sử luận tập II, III của Nguyễn Lang NXB Văn học Hà Nội 1994

2.Điạ chí Văn hoá Tp Hồ Chí Minh nhiều tác giả tập I,II, III và IV NXB Tp Hồ chí Minh 1998.

3.Thư tịch Báo Chí Việt Nam NXB Chính Trị Quốc gia-1998-Tô Huy Rứa chủ biên

4.Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ-Việt nam (từ TK XVII-đến 1975)-Trần Hồng Liên NXB Khoa học Xã học 1995.

5.50 năm(1920-1970) Chấn hưng P G V N -HT Thích Thiện Hoa.

6.Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam.....tập II của Gs Trần văn Giàu,NXB Chính trị quốc gia –Hà Hội –1997.

7.Lịch sử báo Việt Nam từ khởi thủy đến 1945-Tiến sĩ Tạ Bá Tòng-NXB Tp Hồ Chi Minh.

 

Nguồn: Sưu tầm

Thông báo

Video